Nước Trời Của Những Ai Nên Giống Như Trẻ Nhỏ (Mt 19,4)

Vong Hoa Mua vong

Mùa Vọng

 

 

I. Mùa Vọng có ý nghĩa gì?
Mùa Vọng dịch từ tiếng La Tinh "Adventus", có nghĩa là "đến". Vọng là mong đợi, mong chờ điều sắp đến. Mùa Vọng được Giáo Hội ấn định 4 tuần lễ trước lễ Giáng Sinh (25 tháng 12) để các tín hữu Công giáo chuẩn bị mừng ngày Ngôi Hai Thiên Chúa giáng trần. Mùa Vọng nhắc nhở cho mọi Tín Hữu Công giáo 4 ý nghĩa sau đây:


1. Mùa Vọng nhớ lại thời gian dân Do thái mong đợi Đấng Messia (Chúa Kitô) đến để giải thoát dân Israel khỏi ách tội lỗi. Ngài đã đến lần thứ nhất cách đây hơn 2 ngàn năm. Ngài đã giải thoát họ khỏi ách tội lỗi bằng giáo lý và cái chết của Ngài.
2. Mùa Vọng còn có ý nghĩa chuẩn bị đón Chúa Kitô sẽ đến lần thứ hai vào ngày tận thế. Không ai biết được ngày giờ nào.
3. Ngày nay, mùa Vọng để dọn lòng mừng kỷ niệm lễ Chúa Giáng Sinh vào ngày 25 tháng 12.
4. Điều quan trọng nhất là nhắc nhở mỗi người cần tỉnh thức và sẵn sàng đón Chúa đến vào ngày tận thế đời mình (giờ chết) để Chúa đưa mình về Nước Chúa muôn đời.

 


II. Vòng hoa 4 cây đèn cầy tượng trưng cho điều gì?
- 4 cây đèn cầy tượng trưng cho tuần trước lễ Chúa Giáng sinh, mỗi tuần đốt thêm một cây. Ba cây màu tím tượng trưng cho sám hối và một cây màu hồng dùng cho Chúa nhật thứ 3, nói lên niềm vui như Thánh Phaolô kêu gọi: Hãy vui lên vì Chúa đang đến! Vòng hoa mùa vọng với cành lá xanh tượng trưng cho sự sống muôn đời. Hạt giống, trái hồ đào dùng để trang trí trên vòng hoa tượng trưng cho sự sống lại và những hoa trái tiêu biểu cho lương thực dồi dào của đời sống Kitô hữu. Đèn cầy tượng trưng cho ánh sáng Chúa Kitô.

 


III. Ý nghĩa của Vòng hoa:
- Kể từ thời xa xưa vòng hoa là tượng trưng cho sự chiến thắng. Hình tròn của vòng hoa là nhắc nhở cho chúng ta biết về tình yêu thương bất tận của Thiên Chúa dành cho chúng ta.

Màu xanh lá cây chính là màu chỉ năm phụng vụ, vốn diễn tả về niềm hy vọng trong tình yêu thương bất diệt của Thiên Chúa dành cho chúng ta. Những cành của cây thông quanh năm suốt tháng đều có màu xanh lá cây. Những cành cây lúc nào cũng có màu xanh này cùng gộp lại với nhau để hình thành nên một vòng hoa là nhắc nhớ cho chúng ta biết rằng: Thiên Chúa và sự Mạc Khải của Ngài thì không bao giờ thay đổi, cũng giống như cây thông lúc nào cũng xanh tươi vậy.
Có 4 cây đèn cầy được phân chia ra theo đúng khoảng thời gian của Mùa Vọng. Mỗi cây tượng trưng cho một trong "4.000 năm" mà Thánh Kinh được trao ban cho chúng ta kể từ khoảng thời gian mà ông Adong sa ngã vì tội lỗi cho đến khoảng thời gian sinh hạ ra Đấng Cứu Chuộc nhân loại.

- Cây đèn cầy màu tím (purple) đầu tiên được thắp sáng lên vào ngày Chủ Nhật Đầu Tiên của Mùa Vọng và trong suốt tuần lễ đầu tiên đó. Màu tím tượng trưng cho khoảng thời gian chuẩn bị và ăn năn hối cải, cũng như tượng trưng cho sự vương giả.


- Vào Chủ Nhật Thứ Ba của Mùa Vọng, vốn được biết đến như là Chủ Nhật Gaudete (Gaudete Sunday), thì cây nến có màu giống như bông hồng được thắp sáng lên cùng với hai cây nến màu tím. Bông hồng tượng trưng cho sự mừng rỡ, sướng vui và niềm hân hoan sắp tràn dân của mọi người tín hữu. Đây là khoảng thời gian đặc biệt khi chúng ta hân hoan với niềm vui và sự rạo rực về việc Chúa Kitô sắp sửa đến với chúng ta trong hình hài của một Hài Nhi Bé Nhỏ.


- Cây đèn cầy màu tím cuối cùng sẽ được thắp sáng lên trong ngày Chủ Nhật Thứ Tư của Mùa Vọng ám chỉ đến việc chúng ta mãi sốt sắng và kiên trì hơn rất nhiều trong việc chuẩn bị cả thể xác, tâm hồn lẫn con tim để đón nhận Thiên Chúa trong Mùa Giáng Sinh.

Mùa Vọng chính là mùa của Sự Đợi Chờ cùng với niềm Hy Vọng về Ánh Sáng của Chúa Kitô: Ánh Sáng của Cả Thế Giới!

Nguyện chúc cho mọi gia đình chúng ta có được một Mùa Vọng thánh thiện và hoàn toàn mới mẻ và sinh động hơn so với những Mùa Vọng đã qua!

 

 

 

IV.Lịch Sử Vòng Hoa và Nến Mùa Vọng

nen Mua vong

 

Vòng nến mùa vọng (Adventkranz) bắt đầu thành hình cách đây khoảng 150 năm tại Hamburg (Đức). Thời đó có rất nhiều trẻ em mồ côi, không có nhà cửa và các em phải đi ăn xin trên các đường phố. Vì nghèo đói, nhiều em đã trở thành trộm cướp tù tội. Thời đó có một mục sư Tin lành tên là Johann Heinrich Wichern sống tại Hamburg. Ông lo lắng cho các em mồ côi này, đặc biệt cho thanh thiếu niên. Ông sửa lại căn nhà của mình để có thể đem nhiều em từ ngoài đường về cho ở, cho chỗ ngủ và cho ăn uống. Ngoài ra các em còn được học một nghề nghiệp. Các em trở thành thợ làm giầy, sơn phết nhà cửa, thợ may hoặc làm vườn. Qua đó các em có thể thoát khỏi kiếp ăn xin và có thể tự lập được. Căn nhà này được gọi là "Rauhe Haus".

Từ đầu mùa Vọng, các em trong căn nhà này đều tụ họp để cầu nguyện và mục sư Wichern kể cho các em nghe về mùa Vọng và Giáng sinh. Vào mỗi buổi cầu nguyện các em thắp thêm một ngọn nến, nên buổi cầu nguyện được gọi là buổi cầu nguyện bằng nến. Vào ngày lễ Giáng Sinh cả 24 cây nến được thắp sáng. 24 cây nến được cắm trên một khung gỗ hình tròn, treo vào chiếc đèn triều thiên giữa nhà. Sau đó các em thích thú với vòng nến này, nên các em trang hoàng vòng nến bằng những nhánh thông. Vì thế mà vòng hoa mùa vọng được treo lần đầu tiên trong căn nhà "Rauhe Haus" tại Hamburg. Nhiều người thấy vòng nến đẹp nên cũng muốn treo trong nhà mình. Nhưng nhà nào lớn đủ để có thể chứa được vòng nến với 24 cây? Nên từ từ người ta đã rút gọn lại thành 4 cây nến, tượng trưng cho 4 tuần mùa vọng.

 

Theo nhật ký của mục sư Wichern thì vòng nến đầu tiên có vào mùa Vọng năm 1838. Năm 1840 vòng nến này được treo giữa phòng và năm 1850 được trang trí thêm bằng những nhánh thông xanh. Vòng nến này đã từ từ lan truyền từ Bắc Âu đến nhiều nơi trên thế giới.

 

Trong số 4 cây nến được thắp lên trong 4 Chúa Nhật của Mùa Vọng, có 3 cây màu tím và 1 cây màu hồng. Các cây nến màu tím được thắp vào các Chúa Nhật thứ 1, thứ 2 và thứ 4 tiêu biểu cho sự cầu nguyện, việc đền tội, và những hy sinh cùng các việc bác ái trong Mùa Vọng. Cây nến màu hồng được thắp vào Chúa Nhật thứ 3, tức là Chúa Nhật Vui Mừng (tiếng Latinh là Gaudete có nghĩa là vui mừng) khi vị linh mục mặc áo lễ màu hồng. Được gọi là Chúa Nhật Gaudete vì vào thời điểm này, người tín hữu đã đi được nửa chặng đường của Mùa Vọng và họ đang đến gần ngày Lễ Giáng Sinh. Việc thắp sáng dần 4 cây nến này trong Mùa Vọng tiêu biểu cho sự chờ đợi và niềm hy vọng về việc Chúa Giêsu đã đến với nhân loại lần thứ 1 và nỗi mong mỏi Ngài lại đến một lần nữa để phán xét kẻ sống và kẻ chết. Dĩ nhiên, ánh sáng các ngọn nến còn tiêu biểu cho Chúa Kitô là Ánh Sáng trần gian. Ngày nay, một số nơi còn thêm một cây nến trắng đặt giữa vòng hoa Mùa Vọng, tiêu biểu cho chính Chúa Kitô và được thắp lên vào Đêm Vọng Giáng Sinh.

Các biểu tượng của vòng hoa Mùa Vọng rất đẹp. Vòng hoa được kết bằng những lá cây thường xuân tiêu biểu cho cuộc sống liên tục. Trong số các cây thường xuân, cây nguyệt quế tiêu biểu cho chiến thắng sự bách hại và đau khổ; cây thông (pine) và nhựa ruồi (holly) tượng trưng cho sự bất tử; và cây tuyết tùng (cedar) tiêu biểu cho sức mạnh và sự chữa lành. Người ta cũng còn kết những quả thông vào vòng hoa Mùa Vọng để tiêu biểu cho sự bất tử của linh hồn và lới hứa sự sống mới và vĩnh cửu trong Chúa Kitô, Ngôi lời Nhập Thể, Đấng đã chiến thắng tội lỗi và sự chết qua mầu nhiệm tử nạn và phục sinh của Người.

 

 

 

 

 

 

Trở Về Đầu Trang

 

 

Xin Thiên Chúa là Cha Nhân Từ chúc lành cho
Quý Cha, Quý Tu Sỹ và Quý Anh Chị Em
Phòng Đạo Binh Hồn Nhỏ
Phòng Đạo Binh Hồn Nhỏ